PHÒNG BẾP ẨN: XU HƯỚNG THIẾT KẾ MỚI CHO KHÔNG GIAN RỘNG RÃI

Phòng bếp ẩn - xu hướng thiết kế mới

Thiết kế phòng bếp ẩn (giấu) để không gian rộng rãi hơn và đạt độ thẩm mỹ cao hơn hiện đang là lý tưởng của nhiều kiến trúc sư sáng tạo. Đối với các gia chủ sở hữu ngôi nhà có diện tích khiêm tốn, họ càng mong muốn thiết kế một gian bếp tối ưu diện tích mà vẫn đảm bảo đầy đủ công năng. Bởi vậy, thiết kế gian bếp ẩn chính là xu hướng đầy thú vị hiện nay.

Bài viết liên quan:

1. Có nên dán phim cách nhiệt để chống nóng cho nhà ở

2. Vườn trên mái: Giải pháp tối ưu diện tích và lợi ích bất ngờ

3. Đảo bếp có nên đặt bếp nấu? 6 loại đảo bếp thông dụng

1. Đặc trưng của một phòng bếp ẩn

Phong cách sống hiện đại, tối giản lên ngôi và ngày càng đặt ra nhiều yêu cầu cao hơn về cách sắp xếp và bố trí không gian. Đối với nhiều người, gian bếp với nhiều thiết bị, vật dụng, tủ trên, tủ dưới,… có thể tạo sự lộn xộn cũng như chiếm nhiều diện của không gian chung. Bởi vậy, thiết kế phòng bếp ẩn có thể giải quyết những tồn tại đó nhờ những đặc trưng sau:

– Thường nhỏ gọn và có thể được giấu đi.

– Có thể dễ dàng đóng lại, mở ra theo nhu cầu sử dụng.

– Sử dụng các tiện ích thông minh, nhiều chức năng.

– Thường được bố trí trong một góc nhà.

Để thiết kế một gian bếp ẩn đẹp và phù hợp với không gian chung của ngôi nhà, gia chủ cần lên kế hoạch với kiến trúc sư từ trước, giúp giai đoạn thi công được suôn sẻ, đúng như ý muốn.

==>>Xem thêm: 6 điều tuyệt đối không được làm để bảo vệ mặt đá lâu dài

2. Một số thiết kế ẩn phòng bếp dễ ứng dụng

Trong các căn hộ nhỏ, cách che giấu phòng bếp thông dụng nhất là đặt nó ở vị trí góc nhà, tức là trong một không gian nhỏ, chiếm ít diện tích, có thể nằm ngay bên cạnh lối đi hoặc nằm trong một không gian chính của căn nhà. Đặc điểm của phòng bếp này là nhỏ gọn, có lắp đặt cửa trượt hoặc bản lề, phù hợp với một căn hộ mini khoảng 30 – 40m2.

2.1. Căn hộ studio 33m2 với khu bếp ẩn vào bên trong,

Phòng bếp ẩn - xu hướng thiết kế mơi

Đây là một căn hộ studio 33m2 với khu bếp ẩn vào bên trong, được “giấu” đằng sau hệ cửa xếp gỗ có chiều cao kịch trần, màu sắc cùng tông với sàn nhà

Không gian sinh hoạt kề sát nhau

Các không gian sinh hoạt sát kề nhau, gian bếp nhỏ nhưng vẫn đầy đủ tủ kệ lưu trữ đồ dùng nấu ăn, bếp nấu và bồn rửa

Thiết kế bếp ẩn thông minh

Nhiều chi tiết ở gian bếp này được thiết kế đặc biệt, như chiếc ngăn kéo vừa như một chiếc thớt, vừa là bàn ăn có thể xếp gọn

2.2. Căn hộ 33 Apartment 33m2 có phòng bếp ẩn khéo léo

Ở một căn hộ khác có tên 33 Apartment với diện tích 33m2, một gian bếp ẩn cũng được bố trí khéo léo trong không gian hạn chế của ngôi nhà.

Phòng bếp của 33 Apartment khuất vào tường và được ẩn giấu sau những cánh cửa trượt màu trắng

Phòng bếp của 33 Apartment khuất vào tường và được ẩn giấu sau những cánh cửa trượt màu trắng

>> Xem thêm: Có nên bố trí bếp ở tầng 2? Dựa theo góc nhìn phong thủy

Phòng bếp ẩn cực kỳ tối giản

Nhà bếp mang phong cách cực kỳ tối giản nhưng vẫn bố trí được bếp nấu, bồn rửa, lò nướng và hệ tủ đựng đồ trên – dưới. Không gian lấy sáng từ ô cửa kính lớn bên cạnh và đèn vàng dưới tủ bếp

Cửa trượt gọn gàng có thể đóng vào khi bếp không được sử dụng. Hệ cửa này có màu trắng cùng tông với bức tường nền gạch, khi đóng lại tạo được sự liên kết với toàn bộ không gian trong nhà

2.3. JB House thiết kế bếp ẩn dựa theo công việc và sở thích gia chủ

Ở một ngôi nhà khác có diện tích rộng hơn mang tên là JB House, kiến trúc sư đã thiết kế một căn bếp ẩn dựa theo công việc và sở thích của gia chủ, đồng thời vẫn tạo ra một không gian để các thành viên trong gia đình quây quần cũng như mở tiệc tiếp khách.

Phòng bếp ẩn của JB House rộng rãi nằm liền kề với phòng khách

Phòng bếp của JB House rộng rãi nằm liền kề với phòng khách, cả không gian tràn ngập ánh sáng tự nhiên nhờ vách tường kính toàn phần

Hệ cửa này giúp gian bếp được che giấu vào trong

Hệ cửa này giúp gian bếp được che giấu vào trong, lúc đóng lại như một bức tường gỗ đầy thẩm mỹ theo phong cách tối giản. Đảo bếp và bàn ăn là nơi tập hợp người thân, bạn bè mỗi khi mở tiệc nướng

ệ bếp với màu trắng và ghi chủ đạo

Hệ bếp với màu trắng và ghi chủ đạo, phần đảo bếp có bồn rửa được tách hẳn ra phía ngoài vừa có tác dụng phân chia không gian, vừa như là một chiếc bàn tiệc BBQ

2.4. Thiết kế phòng bếp ẩn vô cùng hiện đại màu cẩn thạch xám

Một nhà bếp khác vô cùng độc đáo do công ty Felipe Hess Arquitetos thiết kế sẽ mang đến những cảm hứng mới cho kiến trúc sư và gia chủ. Gian bếp với màu đá cẩm thạch xám toàn phần cùng đường nét hình học toát lên sự hiện đại và mạnh mẽ rất riêng.

Phòng bếp ẩn được phủ chất liệu đá cẩm thạch trải dài tứ phía

Phòng bếp ẩn được phủ chất liệu đá cẩm thạch trải dài tứ phía, bao quanh chiếc đảo bếp kiêm bàn ăn màu trắng

Hệ cửa ấn giấu phòng bếp này mở ra như một cánh tủ thông thường

Hệ cửa ấn giấu phòng bếp này mở ra như một cánh tủ thông thường chứ không phải dạng cửa trượt hay cửa gấp

Mọi trang thiết bị và vật dụng của một nhà bếp hiện đại, đầy đủ công năng được giấu sau lớp cánh tủ

Mọi trang thiết bị và vật dụng của một nhà bếp hiện đại, đầy đủ công năng được giấu sau lớp cánh tủ, chất liệu đá cẩm thạch đầy sự mạnh mẽ đối lập với đường nét cong của đảo bếp, ghế ngồi và lối vào

Bằng thiết kế bếp ẩn, phong cách tối giản và hiện đại được lên ngôi

Bằng thiết kế bếp ẩn, phong cách tối giản và hiện đại được lên ngôi và thể hiện một vẻ đẹp thanh thoát, không vật chất của chính nó

Như vậy, thiết kế một gian bếp ẩn có thể giải quyết được nhiều vấn đề mang tính khách quan và chủ quan. Nó không chỉ giải quyết bài toán bố trí không gian trong căn nhà có diện tích nhỏ, mà còn phù hợp với không gian rộng và chiều lòng gia chủ về một xu hướng sống tối giản và tinh tế. Các thiết kế nhà bếp ẩn luôn luôn đa dạng, đi cùng theo đó là những thiết bị đi kèm phù hợp. Nếu bạn muốn tiết kiệm không gian cho ngôi nhà mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ thì một gian bếp ẩn chính là gợi ý vô cùng tuyệt vời.

==>>Xem thêm nhiều mẫu nhà tại đây.

3. Xu hướng thiết kế nhà bếp và những điều cần lưu ý

3.1. Chọn bố cục của các mặt bằng nhà bếp theo diện tích

Gia chủ có thể cân nhắc ý tưởng thiết kế nhà bếp theo bố cục chữ I đối với những không gian nhà bếp nhỏ. Bồn rửa của bếp nên đặt ở giữa tủ lạnh và bếp nấu giúp chủ nhà không cần phải di chuyển quá nhiều. Tủ bếp được thiết kế với cửa trượt chuyên dụng hoặc cửa cánh để có thể giúp người nội trợ nấu bếp thuận tiện hơn.

Ngoài ra, thiết kế nhà bếp đẹp theo bố cục chữ L cũng được áp dụng cho các loại hình nhà ở đa dạng trên thị trường hiện nay. Phần bếp được bố trí với 2 bức tường vuông góc và liền kề trong phòng. Hệ thống tủ bếp với kết cấu nối liền và bẻ góc 90 độ khiến không gian trở nên rộng rãi và tối giản. Bếp chữ L cũng giúp cho luồng khí trong nhà thông hanh, không gây bí bách, ngột ngạt cho gia đình gia chủ.

Khác với 2 bố cục trên, bố cục bếp kiểu chữ U chỉ phù hợp với các loại hình nhà ở sở hữu khu vực bếp lớn như biệt thự, nhà mặt đất,… Trong đó, khu vực tủ bếp được thiết kế theo chiều sâu với diện tích tích trữ lớn, tăng không gian lưu trữ đồ đạc. Tủ lạnh và bồn rửa được sắp xếp theo hình dòng chảy tam giác vô cùng tiện lợi.

Xác định xu hướng thiết kế nhà bếp theo bố cục phong thủy là vô cùng quan trọng

3.2. Kiến tạo không gian bếp sạch sẽ, ngăn nắp

Phòng bếp là khu vực bị ảnh hưởng rất nhiều từ hoạt động nấu nướng cũng như mùi hương của đồ ăn, thức uống, thực phẩm tươi sống. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, chủ nhà nên thiết kế sao cho không gian này luôn giữ được sự thoáng đãng, có ánh sáng phù hợp bằng cách lắp đặt hệ thống hút khói, hút mùi hoặc một cửa sổ nhỏ.

Ngoài ra, việc sắp xếp nội thất nhà bếp và vật dụng nấu ăn cơ bản sẽ giúp công việc nội trợ dễ dàng, dọn dẹp vệ sinh đơn giản hơn sau khi sử dụng. Các vị trí an toàn, hợp lý đặt vật nhọn như dao, kéo, hay thớt sẽ tránh nguy cơ bị thương tiềm ẩn cho thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Kiến trúc D&D hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin thú vị để hoàn thiện tổ ấm của mình tốt hơn. Chúc bạn một ngày vui!

Nguồn: ArchDaily